Luật Sở hữu trí tuệ không bắt buộc chủ sở hữu nhãn hiệu phải đăng ký khi sử dụng, tuy nhiên để tránh các trường hợp có khả năng tranh chấp sau này hoặc bị các chủ nhãn hiệu khác khởi kiện do nhầm lẫn hoặc tương tư với nhãn hiệu đã được bảo hộ, chủ nhãn hiệu nên tiến hành xác lập quyền sở hữu của mình càng sớm càng tốt. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu có thể được xác lập thông qua hai cơ chế là đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tự động xác lập khi đáp ứng một số điều kiện nhất định.
1. NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ LÀ GÌ?
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (theo khoản 16 điều 4 luật
Sở hữu trí tuệ 2005)
Nhãn hiệu có nhiều loại:
- Nhãn hiệu thông thường là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Nhãn hiệu tập thể là
nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau, hoặc có liên quan với nhau
2. TẠI SAO DOANH NGHIỆP NÊN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU:
- Luật Sở hữu trí tuệ không bắt buộc chủ sở hữu nhãn hiệu phải đăng ký khi sử dụng, tuy nhiên để tránh các trường hợp có khả năng tranh chấp sau này hoặc bị các chủ nhãn hiệu khác khởi kiện do nhầm lẫn hoặc tương tư với nhãn hiệu đã được bảo hộ, chủ nhãn hiệu nên tiến hành xác lập quyền sở hữu của mình càng sớm càng tốt. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu có thể được xác lập thông qua hai cơ chế là đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tự động xác lập khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Hiện nay, cơ chế tự động chỉ được áp dụng đối với
nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Đối với các nhãn hiệu thông thường, quyền sở hữu chỉ được xác lập khi tiến hành
đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ. Các quy định pháp luật hiện nay về
bảo hộ nhãn hiệu áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, để chấp nhận
bảo hộ nhãn hiệu của người đăng ký trước dựa vào ngày nộp đơn. Hay nói cách khác, trong trường hợp có nhiều người nộp đơn khác nhau cùng đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, người đăng ký trước sẽ được xem xét cấp
văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định của pháp luật.
3. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU:
a. Yêu cầu hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị:
- Mẫu nhãn hiệu đã được thiết kế hoặc đã được sử dụng trong thực tế. Nếu nhãn hiệu là chữ chỉ cần cung cấp (đọc qua điện thoại hoặc gửi email);
- Phạm vi bảo hộ: nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ nào. Ví dụ: Nhãn hiệu là chữ “TRUNG NGUYÊN” cần bảo hộ cho “sản phẩm
café” hoặc nhãn hiệu là chữ “LADA” cần bảo hộ cho “dịch vụ du lịch”…;
- Mô tả sơ bộ về nhãn hiệu: nếu nhãn hiệu hình thì cho biết ý tưởng của nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu là chữ mà có nghĩa thì cho biết ý nghĩa của từ, nếu là tiếng nước ngoài thì cho biết ý nghĩa của tiếng việt tương ứng.
b. Thời gian và quy trình đăng ký nhãn hiệu:
- Thời gian tra cứu sơ bộ, thẩm định và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu: 1 ngày làm việc;
- Thời gian soạn hồ sơ và hoàn thành thủ tục đăng ký: 3 ngày làm việc;
- Khi đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp và được cấp số đơn thì trong thời gian từ 1 – 2 tháng kể từ ngày nộp đơn Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn (thẩm định về người nộp đơn, đại diện người nộp đơn, phân nhóm hàng hóa/dịch vụ,…) và sẽ gửi cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc quyết định dự định từ chối đơn. Sau đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định nội dung và ra quyết định cấp/không cấp văn bằng bảo hộ.
c. Quy trình đăng ký nhãn hiệu:
d. Chi phí đăng ký nhãn hiệu
- Phí đăng ký cho một nhóm gồm 6 sản phẩm/dịch vụ là: 2.500.000 đồng, từ sản Kết quả thẩm định nội dung đơn
- Sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi cộng thêm 300.000 đồng;
- Phí đăng ký cho nhóm thứ 2 trở đi gồm 6 sản phẩm/dịch vụ là: 1.800.000 đồng, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi cộng thêm 300.000 đồng.
- Ngoài ra khi được cấp văn bằng bảo hộ quý khách hàng sẽ phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ 360.000 đồng cho một nhóm hàng hóa/dịch vụ, đây là lệ phí cấp văn bằng.
Ví dụ: nhãn hiệu “ATV MEDIA” cần đăng ký cho:
+ Nhóm thứ 1: Văn phòng phẩm gồm: (1) viết; (2) tập; (3) bìa hồ sơ; (4) thước; (5) tẩy (gôm); (6) sổ tay; (7) bút chì; (8) compa; (9) giấy bao gói (9 sản phẩm)
+ Nhóm thứ 2: Hàng nội thất: (1) giường; (2) tủ; (3) bàn; (3) ghế; (4) kệ; (5) cầu thang; (6) lan can; (7) ván lót sàn; (8) cửa (8 sản phẩm).
Như vậy số tiền phí dịch vụ đăng ký như sau:
+ Nhóm thứ 1 = 2.500 + 3x300
+ Nhóm thứ 2 = 1.800.000 + 2x300
Tổng cộng số tiền phải trả đã bao gồm lệ phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (10%).
d) Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu: thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm và được gia hạn bảo hộ mỗi lần 10 năm với số lần không hạn chế (lệ phí gia hạn mỗi lần là 3.000.000 đồng).
Quý khách hàng có nhu cầu
đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu quý khách hãy gửi mẫu nhãn hiệu cần đăng ký và cho biết sản phẩm/dịch vụ cần bảo hộ qua địa chỉ email:
[email protected] và để lại số điện thoại, tên người cần liên hệ sẽ có chuyên viên phụ trách gọi điện thoại cho quý khách hoặc quý khách có thể gọi điện thoại trực tiếp đến
0974.255.799 - 0908.326.779 hoặc 028.665.775.37 để được tư vấn đầy đủ, tất cả mọi vấn đề về các quy định đăng ký, sử dụng và giải quyết các vấn đề khác liên quan đến đăng ký và quản trị nhãn hiệu. Chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu với thâm niên hơn 15 năm kinh nghiệm và đã thẩm định trên 10.000 đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời gian qua.
Với thời gian dài trải nghiệm thực tế và không ngừng nghiên cứu chuyên sâu cộng với đội ngũ hơn 5 luật sư, 7 chuyên viên nhiều kinh nghiệm tận tâm phục vụ nhằm mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng.