Giấy phép an toàn thực phẩm

Giấy phép an toàn thực phẩm

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010 và Nghị định số 38/2012/NĐCP Thông tư 26/2012/TT-BYT và căn cứ vào chức năng quyền hạn của Bộ y tế, ATV MEDIA triển khai tư vấn thủ tục xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ y tế cấp

ĐĂNG KÝ GIẤY ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở) và được có quan có thẩm quyền phù hợp cấp chứng nhận. ATV MEDIA giới thiệu dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với những cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ban ATTP - Bộ Y tế
 
Ngày 01-07-2011 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 chính thức có hiệu lực. Để hướng dẫn thực hiện luật An toàn thực phẩm Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP. Theo đó các đơn vị là cá nhân, tổ chức, công ty sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thực phẩm bắt buộc phải xin Giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 
Theo đó Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính hoặc đóng cửa cơ sở (theo nghị định số 91/2012/NĐ-CP. Nghị định này sẽ bị huỷ bỏ và thay thế chính thức từ ngày 31/12/2013 bằng Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm) của chính phủ. Lớp tập huấn an toàn thực phẩm theo quyết định số 43/2005/QĐ-BYT và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có cấp chứng chỉ.
 
Song hành cùng với doanh nghiệp, ATV MEDIA đã phát triển chương trình Tư vấn xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và tập huấn kiến thức VSATTP có cấp thẻ. Với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và chuyên môn cao ATV MEDIA đảm bảo mang đến cho quý doanh nghiệp dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp và chi phí thấp nhất. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm. Việc xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở là việc cần làm đầu tiên và bắt buộc đối với cơ sở sản xuất thực phẩm. Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì mức phạt từ cảnh cáo đến đóng cửa và phạt hành chính lên đến 200 triệu (mức phạt quy định chi tiết trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm) của Chính phủ.

I. QUY TRÌNH TƯ VẤN GIẤY PHÉP ATTP TẠI ATV MEDIA:

Bước 1:
- Khảo sát cơ sở, giấy tờ hiện có và thông tin liên quan của doanh nghiệp,
- Ký hợp đồng
Bước 2:
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm đối với loại hình và phạm vi cấp giấy của doanh nghiệp
- Tư vấn, cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
- Tư vấn và cùng doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên…
Bước 3:
- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức VSATTP và cấp chứng chỉ
- Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe
Bước 4:
- Xây dựng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: đơn đề nghị, sơ đồ mặt bằng cơ sở, bản mô tả quy trình chế biến, cam kết đảm bảo ATVSTP…
- Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép VSATTP tại cơ quan có thẩm quyền: – Bộ Y tế: Cục An toàn thực phẩm, chi cục ATVSTP, quận, huyện, xã, – Bộ nông nghiệp: Bộ nông nghiệp, sở nông nghiệp, chi cục bảo vệ thực vật, chi cục thú y, chi cục quản lý lâm nông thủy hải sản – Bộ công thương: Bộ công thương và sở công thương
- Hỗ trợ tiếp đoàn thẩm định.
- Ra “Giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm“
- Mang đến giao giấy tận nơi cho doanh nghiệp
tư vấn an toàn thực phẩm

II. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

- Thời gian tập huấn và khám sức khoẻ: 15 ngày
- Thời gian nộp hồ sơ và thẩm định: 15 ngày
- Thời gian cấp giấy: 10 ngày
- Thời gian: nhanh nhất (25 – 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ)

III. DOANH NGHIỆP HỖ TRỢ THỰC HIỆN:

- Tạo điều kiện và hỗ trợ cho nhân viên ATV MEDIA tiến hành công việc
- Cung cấp Giấy phép kinh doanh: (02 bản sao y công chứng)
- Cung cấp thông tin, ký hồ sơ, khắc phục cơ sở.
- Tiếp đoàn thẩm định cùng ATV MEDIA

IV. HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN ATTP:

1. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định. Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp mới được tính từ khi Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó hết hiệu lực.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại do bị mất hoặc bị hỏng; do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh , hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp lại được tính theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm kể từ ngày ký cấp lại

V. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

- Luật An toàn thực phẩm.
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
- Thông tư 26/2012/TT-BYT  quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoảng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT  hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.  
- Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Công văn 7131/BYT-VPB1 năm 2015
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và chuyên môn cao ATV MEDIA đảm bảo mang đến cho quý doanh nghiệp dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp và chi phí thấp nhất.